Banner top Banner top

Nguyên nhân khiến da bạn bị dị ứng với mỹ phẩm

Edelweiss Flower
Th 7 17/10/2020

Da mặt là vùng da nhạy cảm, mỏng nên dễ dị ứng với các thành phần trong mỹ phẩm. Phần lớn các trường hợp dị ứng mỹ phẩm ở mặt đều nhanh chóng thuyên giảm sau 3 – 5 ngày chăm sóc và sử dụng thuốc. Tuy nhiên nếu không xử lý kịp thời, tổn thương da có thể lan rộng, gây viêm nặng và thâm sẹo.

 

1. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT


Da mặt là vùng da mỏng và có độ nhạy cảm hơn so với những vùng da khác. Do đó da mặt có khả năng dị ứng cao với các loại mỹ phẩm như sữa rửa mặt, kem chống nắng, phấn nền, son môi, kem dưỡng, serum,… Các thành phần trong các sản phẩm này có thể khiến da bị kích ứng, gây nổi mụn, sẩn ngứa, khô da, bong tróc và phát ban.



Da bị mẩn ngứa và nổi mụn nếu như dị ứng mỹ phẩm


Nếu không được khắc phục và xử lý đúng cách, tổn thương ở vùng da mặt có thể lan tỏa trên diện rộng, gây viêm sâu và để lại thâm sẹo. Hơn nữa dị ứng ở da mặt còn ảnh hưởng đến hàng rào bảo vệ da, tăng nguy cơ lão hóa và hình thành nếp nhăn.


Da mặt bị dị ứng mỹ phẩm thường có hình thái tổn thương đa dạng, bao gồm:

 

Viêm da dị ứng: Là tình trạng dị ứng diễn ra trên phạm vị rộng như má, trán, cằm, đặc trưng bởi các mảng da màu hồng có kích thước lớn, kèm theo tình trạng ngứa và sự xuất hiện các mụn nước nhỏ.

 

 

Các vùng da trên gương mặt bị tổn thương

 

Chàm tiếp xúc/ Viêm da tiếp xúc: Có triệu chứng tương tự viêm da dị ứng nhưng phạm vi ảnh hưởng nhỏ hơn, thường chỉ xảy ra ở những vùng da có tiếp xúc với sản phẩm gây dị ứng.

 

Mụn trứng cá: Mụn trứng cá là dạng tổn thương thường gặp nhất của dị ứng da mặt. Tình trạng này xảy ra khi mỹ phẩm làm bít tắc lỗ chân lông khiến nang lông ứ đọng bã nhờn và sưng viêm.

 

Nổi mề đay: Nổi mề đay ở mặt do dị ứng mỹ phẩm đặc trưng bởi các sẩn phù, nổi cộm và có ranh giới rõ ràng so với những vùng da xung quanh. Tổn thương da do mề đay ít gây đau nhưng thường gây ngứa âm ỉ đến dữ dội.

 

Da khô: Trong trường hợp dùng các sản phẩm chứa hoạt chất làm khô da như AHA, BHA, PHA, retinol, đất sét,… da có thể bị khô, bong tróc và đỏ ngứa.

 

Teo da và giãn mạch: Tình trạng này thường gặp ở những trường hợp sử dụng mỹ phẩm chứa corticoid khiến da mỏng, teo và giãn mao mạch ở lớp trung bì.


2. NGUYÊN NHÂN KHIẾN DA MẶT BỊ DỊ ỨNG MỸ PHẨM


Da mặt thường nhạy cảm hơn những vùng da khác. Vì vậy sử dụng mỹ phẩm không thích hợp, chứa hoạt chất hóa học, hương liệu, chất bảo quản… có thể khiến da bị kích thích và nổi mẩn đỏ.

 

 

Nếu không chữa trị kịp thời sẽ mang lại hậu quả rất xấu cho da

 

Theo các chuyên gia Da liễu, dị ứng mỹ phẩm ở mặt có thể xảy ra do những nguyên nhân sau:

 

Sản phẩm chứa các thành phần dễ gây kích ứng: Sử dụng sản phẩm có chứa chất bảo quản, nước hoa, acid nồng độ cao và dầu khoáng có thể khiến lỗ chân lông bị bít tắc, gây viêm và nổi mụn.

 

Mỹ phẩm chứa corticoid (kem trộn): Corticoid là hoạt chất chống viêm và ức chế miễn dịch được dùng để điều trị các bệnh da liễu. Tuy nhiên một số cơ sở kinh doanh sử dụng hoạt chất này vào các sản phẩm dưỡng da nhằm giúp da giảm mụn và trắng nhanh. Việc lạm dụng corticoid trong thời gian dài có thể khiến da mỏng, giãn mao mạch và suy giảm sức đề kháng.

 

Sử dụng đồng thời nhiều loại mỹ phẩm: Chăm sóc da mặt thường bao gồm nhiều bước như làm sạch, dưỡng da và chống nắng. Tùy vào loại da và điều kiện thời tiết mà bạn cần lựa chọn sản phẩm có kết cấu phù hợp. Nếu dùng nhiều lớp mỹ phẩm có kết cấu dày và đặc, da có thể bị bí, gây viêm và dị ứng.

 

 

Không nên sử dụng các loại mỹ phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc

 

Để lớp trang điểm quá lâu: Các sản phẩm trang điểm thường không thẩm thấu vào bên trong da. Vì vậy nếu để lớp trang điểm quá 8 giờ đồng hồ, nang lông có thể bị tắc nghẽn, khiến da nổi sẩn và ngứa ngáy.


Ngoài ra dị ứng mỹ phẩm ở da mặt còn có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác như:


- Da mặt quá nhạy cảm


- Có tiền sử bị chàm da mặt, viêm da cơ địa và thường xuyên nổi mề đay mẩn ngứa


- Không vệ sinh dụng cụ trang điểm thường xuyên


- Không làm sạch tay trước khi thoa kem dưỡng


- Dùng sản phẩm quá hạn sử dụng


- Bảo quản mỹ phẩm không đúng cách khiến sản phẩm hư hại và gây kích ứng da


- Không vệ sinh da sạch trước khi thoa kem dưỡng hoặc trang điểm


- Lựa chọn sản phẩm không phù hợp với loại da


- Sử dụng mỹ phẩm không đúng trình tự

ThemeSyntaxError